Ăn thường xuyên nhưng ít ai biết được rong biển có tác dụng gì ?
1. Rong biển là gì?
Rong biển (Sargassum henslowianum J.Agardh.) còn gọi tảo biển, côn bố, hải đới,…thuộc họ Rong mơ (Sargassaceae). Chúng mọc trên các rạn san hô hoặc trên các vách đá, hoặc có thể mọc dưới tầng nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời chiếu tới để quang hợp. Loại tảo này thường dùng làm nguyên liệu nấu ăn phổ biến nhất ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Các loại rong biển thường gặp:
- Rong biển xoắn spirulina
- Rong biển kombu
- Rong biển hịjki
- Rong biển wakame
- Rong biển arame
- Rong biển khô
- Rong nho
- Rong biển dulse đỏ
2. Tác dụng của rong biển đối với sức khỏe
2.1 Thúc đẩy chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp điều hòa quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, để tuyến giáp hoạt động ổn định phải cần đến một lượng iốt đủ tốt. Thiếu iốt, bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng như thay đổi cân nặng, mệt mỏi hoặc bướu cổ.
Lượng iốt tiêu chuẩn cho người lớn là 150 microgam mỗi ngày. Hầu hết mọi người có thể đáp ứng yêu cầu này bằng cách ăn vài lần rong biển mỗi tuần. Ngoài ra, tảo bẹ khô cũng là một trong những nguồn iốt tốt vì trong 3,5g tảo bẹ khô có thể chứa 59% lượng iốt bạn cần mỗi ngày.
Tác dụng của rong biển giúp thúc đẩy chức năng tuyến giáp (Nguồn:Internet)
2.2 Cải thiện sức khỏe tim mạch
Tác dụng của rong biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhờ vào hàm lượng chất xơ hòa tan và axit béo omega-3 chuỗi dài. Chúng cũng có thể giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng tổng lượng cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng chất fucan trong rong biển còn có thể giúp ngăn ngừa đông máu. Hơn hết, các peptide trong loại thực phẩm này cũng ngăn chặn một phần chứng cao huyết áp, từ đó giúp tim khỏe mạnh hơn.
2.3 Chống oxy hóa
Rong biển cũng có thể giúp bảo vệ bạn khỏi một số loại nhiễm trùng. Bởi trong rong biển có chứa các hợp chất flavonoid và carotenoid, được cho là có đặc tính chống oxy hóa, chống dị ứng và bảo vệ bệnh. Hai hợp chất này có thể bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương do các gốc tự do, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào các tế bào.
2.4 Giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2
Thêm rong biển vào chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một vài thí nghiệm chỉ ra rằng, một số hợp chất được tìm thấy trong rong biển có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.
Một trong số đó là fucoxanthin, một chất chống oxy hóa mang lại cho tảo nâu màu sắc đặc trưng của nó. Hợp chất này được cho là giúp giảm kháng insulin và ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, loại chất xơ có trong rong biển có thể làm chậm tốc độ hấp thụ carbs từ bữa ăn. Điều này có thể giúp cơ thể bạn dễ dàng ổn định lượng đường trong máu hơn.
2.5 Hỗ trợ sức khỏe đường ruột
Tác dụng của rong biển còn được kể đến với công hiệu trong việc hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Nguyên nhân chính là nhờ lượng chất xơ dồi dào, cao hơn hàm lượng chất xơ của hầu hết các loại trái cây và rau quả, giúp ngăn ngừa táo bón và đảm bảo tiêu hóa trơn tru.
Nó cũng chứa agar, carrageenan và Fucoidans, được cho là hoạt động như prebiotic. Prebiotic là một loại chất xơ không tiêu hóa nuôi các vi khuẩn có lợi trong ruột. Càng có nhiều vi khuẩn tốt trong ruột, thì càng có ít không gian cho vi khuẩn có hại phát triển.
2.6 Giúp giảm cân
Ngoài các lợi ích trên, tác dụng của rong biển còn giúp giảm cân hiệu quả, nhờ vào chất xơ dồi dào mà lại không có calo. Đồng thời, chất xơ trong rong biển cũng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và trì hoãn cơn đói.
Tác dụng của rong biển giúp giảm cân (Nguồn:Internet)
2.7 Hội chứng chuyển hóa.
Rong biển có khả năng hỗ trợ giảm cân, giảm huyết áp và cholesterol trong máu từ đó giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement có tác dụng điều tiết lưu thông, tiêu độc và loại bỏ cặn bã trong cơ thể. ( 2 )
2.8 Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
Axit folic có rất nhiều trong rong biển, việc hấp thụ axit folic trong bữa ăn giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, bao gồm bệnh bại liệt ở trẻ.
2.9 Bảo vệ da
Trong rong biển các hợp chất có thể giúp bảo vệ da trước các tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời, giúp ngăn ngừa các nếp nhăn, đồm nắng và lão hóa da sớm.( 3 )
2.10 Chống viêm
Ở một số rong biển chứa chất cacbon hydrat có khả năng giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngoài ra rong biển còn là nguồn magie phong phú, chất được cho là có khả năng ngăn ngừa bệnh đau nửa đầu, đau đầu và giảm chứng hen suyễn. Tác dụng của rong biển chống oxy hóa và chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương và bệnh viêm khớp dạng thấp.( 4 )
2.11 Có thể tăng cường khả năng miễn dịch
Rong biển có một số tác dụng có lợi với hệ thống miễn dịch của cơ thể, vì rong biển có đặc tính chống oxy hóa, chống dị ứng và bảo vệ bệnh tật ( 1 )
3. Một số món ăn từ rong biển
Rong biển còn gọi là "rau trường thọ", chứa nhiều iốt. Về mặt giá trị dinh dưỡng thì rong biển là một thức ăn rất tốt cho sức khoẻ. Do đó, để hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, bạn có thể chế biến rong biển thành các món ăn hàng ngày sau đây:
- Canh thịt nấu rong biển (dùng cho các trường hợp viêm tinh hoàn, sưng hạch, nấc cục, bướu cổ lành tính);
- Vịt hầm rong biển (dùng tốt cho người bướu giáp trạng lành tính hay còn gọi là bướu cổ do thiếu iốt);
- Canh rong biển ý dĩ (tốt cho người tăng huyết áp, đau tức vùng ngực, người bệnh u bướu);
- Rong biển hầm đậu phụ (tốt cho người viêm xương hạch và đau khớp ở thanh thiếu niên);
- Rong biển hầm củ cải (tốt cho người viêm họng khô, viêm khí phế quản);
- Rượu rong biển (tốt cho người viêm sưng hạch bạch huyết).
- Canh rong biển thịt bò
- Canh rong biển đậu hủ
4. Hàm lượng dinh dưỡng trong rong biển
Rong biển rất giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Trên thực tế, nó thường chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng này cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Thông thường, cứ 100 gram rong biển sẽ có bao gồm các chất dinh dưỡng như sau:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng |
Nước | 86.2g |
Năng lượng | 25Kcal 104KJ |
Chất đạm | 1.9g |
Chất béo | 0.1g |
Chất đường bột | 4.1g |
Chất xơ | 5.0g |
Canxi | 85mg |
Sắt | 0.90mg |
Magie | 67mg |
Mangan | 0.370mg |
Photpho | 34mg |
Kali | 226mg |
Natri | 9mg |
Kẽm | 0.58mg |
Đồng | 61μg |
Selen | 0.7μg |
Vitamin B1 | 0.01mg |
Vitamin B2 | 0.03mg |
Vitamin PP | 0.5mg |
Vitamin B5 | 0.302mg |
Vitamin B6 | 0.032mg |
Folat | 85μg |
Vitamin E | 0.87mg |
Vitamin K | 2.3μg |
Qua bảng thống kê trên, chứng minh tác dụng của rong biển là một hợp chất thực vật được cho là góp phần mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Nhận xét
Đăng nhận xét