Mọi điều cần biết về 10 tác dụng của mít đối với sức khỏe

 Quả mít là loại trái cây phổ biến mà bạn có thể mua được ở chợ và siêu thị. Không chỉ hấp dẫn bởi hương thơm nồng nàn, vị ngọt hấp dẫn mà ăn mít còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Quả mít là quả gì?

Mít là loại thực vật ăn quả, có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, được trồng phổ biến ở Đông Nam Á và Brazil. Mít thuộc họ Dâu tằm và được cho là có nguồn gốc từ miền nam Ấn Độ.

Cây mít thuộc loại cây thân gỗ từ 8-15m. Mít thường cho quả sau khoảng 3 năm tuổi. Đây là loại cây ăn trái, trái mít thường có hình bầu dục với đường kích từ 30-60cm x 20-30cm. Vỏ mít sù sì, có nhiều gai nhỏ. Mít ra quả rải rác quanh năm, nhưng chính vụ thường vào khoảng tháng 6-7.

Tác dụng của mít 1
Mít thường có nhiều vào những tháng giữa năm (Nguồn: Internet)

Quả mít non chưa chín sẽ không ngọt, tuy nhiên, khi quả mít bắt đầu chín thì sẽ có hương thơm ngọt ngào, các múi thịt khi ăn sẽ có vị ngọt thanh. Bên trong quả mít có nhiều nhựa mủ, nhưng với loại mít chín tự nhiên thì lượng nhựa (mủ) chảy ra rất ít, thậm chí không có nhựa.

Những người ăn chay thường sử dụng mít để thay thế thịt, do kết cấu của nó có thể so sánh với thịt vụn. Hơn thế, mít còn xuất hiện trong các món mặn và ngọt. Hạt mít cũng là thực phẩm an toàn để chế biến món ăn.

2. Tác dụng của mít dành cho sức khỏe

Nhờ sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng nên ăn mít mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:

2.1 Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật

Mít là loại trái cây có nguồn chất chống oxy hóa lành mạnh, giúp nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số chất chống oxy hóa được tìm thấy trong quả mít:

  • Vitamin C: Mít chứa một lượng lớn vitamin C, giúp ngăn ngừa một số bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.
  • Carotenoids: Đây là chất được chứng minh giúp giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay các vấn đề về tim mạch.
  • Flavanones: Flavanones có trong mít có các đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol trong cơ thể.

2.2 Kiểm soát đường trong máu

Ăn mít có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ mít có chỉ số đường huyết (GI) khá thấp. Hàm lượng chất xơ trong quả mít dồi dào cũng có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu.

2.3 Tác dụng nhuận tràng

Mít chứa nhiều chất xơ nên được xem như một loại thuốc nhuận tràng tốt cho tiêu hóa. Các chất xơ sẽ giúp bảo vệ màng nhầy của ruột bằng cách giảm thời gian tiếp xúc cũng như sự gắn kết của các hóa chất gây ung thư trong ruột kết.

2.4 Bảo vệ phổi 

Tác dụng của mít 2
Ăn mít có thể giúp bảo vệ lá phổi của bạn (Nguồn: Internet)

Thịt mít tươi có chứa nhiều vitamin A và các loại vitamin B, khi kết hợp cùng với nhau, hợp chất này hoạt động để duy trì tính trọn vẹn của màng nhầy và da. Khi ăn các loại trái cây tự nhiên giàu vitamin A và caroten, theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng hoàn toàn có thể bảo vệ phổi và phòng ngừa ung thư khoang miệng.

2.5 Tốt cho mắt và da

Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da.

Vitamin A có có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà. Không khi vitamin C có trong quả mít có tác dụng cải thiện sức khỏe làn da, làm chậm quá trình lão hóa da.

2.6 Bổ sung năng lượng

Mít được coi như là một trái cây giàu năng lượng do sự hiện diện của các loại đường như fructose và sucrose. Những loại đường này có thể giúp cơ thể bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức.

2.7 Kiểm soát nhịp tim và huyết áp

Mít tươi là một nguồn cung cấp kali, magie, mangan và sắt dồi dào. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.

2.8 Tốt cho sức khỏe xương

Mít rất giàu magie, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương.

2.9 Ngăn ngừa thiếu máu

Với hàm lượng sắt dồi dào, ăn mít là một lựa chọn an toàn cho những ai muốn ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Vì chất sắt có thể giúp tạo thêm hồng cầu và kiểm soát quá trình lưu thông máu được tốt hơn.

2.10 Ngăn ngừa ung thư

Trong quả mít chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của một số tế bào gây hại cho cơ thể cũng như làm chậm quá trình oxy hóa của tế bào – nguyên nhân gây ra một số bệnh thoái hóa trong cơ thể.

3. Bà bầu ăn mít có được không?

Nhiều người cho rằng, mít thuộc loại trái cây nhiệt đới nên sẽ không tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thực tế bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít trong thai kỳ vì đây là loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cả mẹ bầu lẫn bé yêu trong bụng.

Tác dụng của mít 3
Bà bầu có thể ăn mít trong thai kỳ (Nguồn: Internet)

Các dưỡng chất như vitamin C, A hay các khoáng chất canxi, sắt, chất xơ, protein....đều có tác dụng tích cực cho phụ nữ mang thai. Mặc dù vẫn có một vài ảnh hưởng cho sức khỏe nhưng nếu bà bầu tiêu thụ mít một cách có chừng mực thì đây vẫn được xem là thực phẩm an toàn cho để mẹ bầu có thể ăn trong thai kỳ.

Xem thêm: 'Điểm nhẹ' những lợi ích và tác hại không tưởng khi bà bầu ăn mít

4. Tác hại của mít như thế nào?

Mít có rất nhiều lợi ích nhưng vẫn nên cân nhắc đến một số tác dụng phụ, bởi nếu ăn mít quá nhiều bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Làm tăng đông máu ở những người bị rối loạn đông máu
  • Ảnh hưởng mức độ đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
  • Ức chế ham muốn, giảm cảm giác khi được kích thích và giảm khả năng, sức lực ở nam giới.

Xem thêm: 'Vạch trần' các tác hại của quả mít, ai cũng cần biết để giữ sức khỏe an toàn!

5. Ai không nên ăn mít?

Những người đang mắc các căn bệnh sau đây thì hãy thận trọng hơn khi ăn mít bởi nó có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.

5.1 Bệnh gan nhiễm mỡ

Do mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.

5.2 Bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn kiêng chất đường. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructose và đường glucose, khi ăn vào, cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

5.3 Người mắc bệnh suy thận mạn tính

Mắc bệnh suy thận mãn tính nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim đột ngột.

5.4 Người bị suy nhược, sức khỏe yếu

Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.

Lưu ý:  Bạn chỉ nên ăn ít sau khi ăn cơm khoảng 1 – 2 tiếng, không nên ăn mít khi bụng đói vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu,…Ngoài ra, bạn nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

6. Món ngon từ mít

Khi mít chín nhiều người sẽ tách ra ăn ngay, nhưng ngoài cách ăn này, mít còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như mít sấy, sữa chua mít, kem mít, sinh tố mít...

Tác dụng của mít 4
Mít có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon (Nguồn: Internet)

Không những thế, mít còn có thể được dùng như một nguyên liệu để nấu thành các món ngọt và mặn, tùy thuộc vào độ chín của nó. Trái cây chưa chín thường ngon nhất trong các công thức nấu ăn mặn, trong khi vị ngọt của trái cây chín rất tốt cho món tráng miệng.

Xem thêm: Ngán ăn mít tươi, biến tấu ngay thành 6 món ăn ngon 'tuyệt cú mèo'

7. Mách bạn cách chọn mít ngon

Cũng giống như sầu riêng và một số loại trái cây khác, mít có thể bị ngâm thuốc trước khi bán đến tay người tiêu dùng.

Do đó, để có thể chọn lựa cho mình một quả mít chín ngọt tự nhiên, bạn đừng quên “học” một số mẹo chọn mít để có thể mua được trái ưng ý nhất.

Xem thêm: Nhìn các điểm này của mít, biết ngay trái nào chín cây, trái nào đã 'ngậm' hóa chất

8. Hàm lượng dinh dưỡng có trong quả mít

Với những lợi ích sức khỏe kể trên, chắc chắn mít là loại trái cây có thành phần dinh dưỡng rất ấn tượng. Nếu bạn muốn biết một quả mít bao nhiêu calo thì câu trả lời cho bạn là nó chứa một lượng calo vừa phải. Trong 165gr mít cung cấp khoảng 155 calo, trong đó có 92% lượng calo đến từ carbs, trong khi phần còn lại đến từ protein và chất béo.

Hơn nữa, trong quả mít cũng chứa nhiều các loại vitamin và khoáng chất, cũng như một lượng chất xơ phong phú. Một số thành phần dinh dưỡng trong quả mít (165gr) bạn có thể tham khảo:

  • Calo: 155
  • Carbs: 40gr
  • Chất xơ: 3gr
  • Chất đạm: 3gr
  • Vitamin A: 10% RDI
  • Vitamin C: 18% RDI
  • Riboflavin: 11% RDI
  • Magie: 15% RDI
  • Kali: 14% RDI
  • Đồng: 15% RDI
  • Mangan: 16% RDI

Ngoài ra, mít còn là nguồn cung cấp rất nhiều loại chất chống oxy hóa khác nhau, giúp nó mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người.

Như vậy, mít là loại trái cây tốt cho cơ thể mà bạn có thể dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống hàng ngày. Mít dễ tìm nhất vào những tháng hè, vì thế hãy tìm mua ngay loại quả ngọt lành này để nhận về nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ sơ sinh tốt nhất mà mọi người nên biết

Hướng dẫn dùng chỉ nha khoa đúng cách để bảo vệ răng và nướu

Chế độ dinh dưỡng dành cho người già luôn mạnh khỏe mỗi ngày