Một số bài thuốc chữa bệnh và những lợi ích của lá hẹ đối với sức khỏe
(VOH) – Lá hẹ không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là vị thuốc quý dễ sử dụng và rất lành tính. Vậy những tác dụng của lá hẹ bao gồm những gì?
Hẹ có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo... với tên khoa học là Allium ramosum L., thuộc họ Hành. Hẹ là thân cây thảo, có chiều cao khoảng 20 – 40cm, giàu dược tính và có mùi thơm đặc trưng, không chỉ dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc chữa được nhiều loại bệnh.
Toàn thân cây hẹ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, theo BS Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Đông y, BV Trung Ương Quân đội 108 (Hà Nội), lá hẹ là loại rau ‘khởi dương’, vì thế tác dụng của lá hẹ với nam giới chính là giúp tăng cường sinh lực phái mạnh, thường được dùng trong các trường hợp sau đây:
Ngoài ra, chất này cũng có tác dụng trong việc kháng viêm, diệt khuẩn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng từ lá hẹ
Rau hẹ khá giàu chất dinh dưỡng bao gồm đường, đạm, carotene, vitamin B, C, chất xơ, canxi, photpho…, đặc biệt còn chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm. Cụ thể, trong tài liệu Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam – Bộ Y tế đã liệt kê ra đầy đủ hàm lượng các chất trong lá hẹ. Một số chất điển hình như:Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng |
Nước | 94.5 g |
Năng lượng | 18 KCal |
Carbohydrate (đạm) | 1.5 g |
Chất béo | 0.3 g |
Chất xơ | 0.9 g |
Canxi | 56 mg |
Đồng | 100 mg |
Photpho | 45 mg |
Kali | 234 mg |
Vitamin C | 19 mg |
Vitamin E | 0.92 mg |
Vitamin H | 1.4 mg |
Vitamin K | 47 µg |
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá hẹ (phần ăn được) |
Hẹ có tác dụng gì?
Trong sách Bản thảo thập di có viết: ‘Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên’. Còn các bác sĩ Đông y thì cho rằng, toàn thân cây hẹ đều có tác dụng làm thuốc. Chẳng hạn như:- Lá hẹ sống có tính nhiệt, nấu chín thì tính ôn, vị cay; đi vào các kinh Can, Vị và Thận nên có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng để chữa bụng đau tức, nấc, ngã chấn thương...
- Rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng hành khí, tán ứ. Dùng để chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa...
- Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt đi vào các kinh Can và Thận để giúp bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc để chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối mềm yếu...
Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá hẹ
- Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Dùng lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Thực hiện liên tục trong 5 ngày liền.
- Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt mỗi ngày cho đến khi cảm giác nhức răng giảm xuống hoặc không còn nữa.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Dùng từ 100 - 200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. Dùng liên tục 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên sẽ có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường.
- Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ cắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đó đem hấp chín. Cho trẻ uống trong ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê. Dùng trong 5 ngày.
- Giúp bổ mắt: Dùng 150g rau hẹ, 150g gan dê (gan dê thái mỏng, ướp gia vị) đem xào. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm.
Toàn thân cây hẹ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, theo BS Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Đông y, BV Trung Ương Quân đội 108 (Hà Nội), lá hẹ là loại rau ‘khởi dương’, vì thế tác dụng của lá hẹ với nam giới chính là giúp tăng cường sinh lực phái mạnh, thường được dùng trong các trường hợp sau đây:
- Trị chứng dương hư thận yếu, liệt dương, di mộng tinh, lưng đau gối mỏi: Lấy 250g lá hẹ, 60g nhân hồ đào, dùng dầu vừng xào chín, ăn trong ngày. Ăn liên tục trong một tháng sẽ có công hiệu rất tốt.
- Tăng khả năng sinh dục của nam giới: Dùng lá hẹ 200g, con ngài tằm đực khô 1kg, dâm dương hoắc 600g, kỷ tử 200g, kim anh tử 500g, ngưu tất 300g, ba kích 500g, thục địa 400g, sơn thù 300g tất cả đem ngâm trong 20 lít rượu, sau 30 ngày thì dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 -15 ml.
Những lợi ích khác từ lá hẹ
Không chỉ Đông y mà các nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy những công dụng của lá hẹ là rất tốt đối với sức khỏe. Cụ thể:Tốt cho gan, thận và dạ dày
Ngoài ra, chất này cũng có tác dụng trong việc kháng viêm, diệt khuẩn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Nhuận tràng thông ruột
Hẹ có nhiều vitamin và chất xơ nên có thể giúp ngăn ngừa chứng táo bón (Nguồn: Internet)
Trong hẹ có nhiều vitamin và chất xơ nên có thể kích thích nhu động của đường ruột, từ đó ngăn ngừa được chứng táo bón, phòng ngừa ung thư đường ruột.
Giảm huyết áp và cholesterol
Ngăn ngừa mồ hôi
Giúp làm đen tóc
Lá hẹ trong ẩm thực
Là một loại rau ăn rất phổ biến, vì thế lá hẹ xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn gia đình người Việt. Với lá hẹ, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng để đưa vào thực đơn hàng ngày như:- Tôm và mực xào hẹ
- Canh hẹ nấu thịt và đậu hũ
- Bún riêu cua nấu hẹ
- Canh hẹ nấu trứng
- Bánh hẹ chiên giòn
- Cá/thịt gà, heo nướng hẹ
- Tôm thịt cuốn rau sống bánh tráng và lá hẹ (món gỏi cuốn)
Ngoài ra, những người có tiền sử dị ứng với các loại cây cùng họ với hẹ như: hành lá, hành tây... cũng cần phải thận trọng khi sử dụng vì hẹ cũng có chất allicin,
Tài liệu tham khảo
- Trang suckhoedoisong.vn
- Trang news.zing.vn
- Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở.
- Sách Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam – Bộ Y tế
Những tác dụng của tỏi đen và cách dùng tốt cho sức khỏe : Trong dân gian, tỏi được xem như một dược liệu quý tự nhiên. Giờ đây, nhờ phản ứng lên men tỏi trắng chuyển thành tỏi đen và trở thành vị thuốc giúp phòng ngừa nhiều bệnh, trong đó có ung thư.
10 tác dụng của cần tây đối với sức khỏe nhưng lại ít người biết : Cần tây là loại rau quen thuộc với bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt. Thế nhưng, ngoài phục vụ cho nhu cầu ăn uống thì tác dụng của cần tây còn được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe.
Theo VOH Online
Nhận xét
Đăng nhận xét