Trẻ đã tiêm phòng sởi, liệu có mắc bệnh không ?

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 20 triệu bệnh nhân mắc bị sởi. Do đó, việc tiêm phòng sởi là cách tốt nhất để phòng bệnh. Tuy nhiên, 'tiêm sởi có sốt không' là điều mà nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra mà ai cũng có nguy cơ mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Triệu chứng đặc trưng của sởi là phát ban và thường khởi phát từ 7 – 14 ngày sau khi nhiễm virus. Bệnh kéo dài từ 4 – 10 ngày. Đây là một trong những bệnh dễ lây lan và gây tử vong cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ có thể được phòng ngừa sởi dễ dàng bằng việc tiêm vắc xin định kỳ.

Tiêm phòng sởi có sốt không?

"Trẻ có bị sốt sau khi tiêm phòng sởi không?" là chủ đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng và băn khoăn hiện nay.

Thực tế, cơ chế của tiêm vắc xin chính là đưa các vi khuẩn và virus vào bên trong cơ thể, nhằm giết chết hoặc làm bất hoạt các loại virus này, để từ đó thúc đẩy tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại chính các tác nhân gây bệnh.

tiem-soi-co-sot-khong-voh-2
Sau khi tiêm vắc xin sởi có bị sốt không? (Nguồn: Internet)

Vắc xin sởi hầu hết đã được kiểm chứng và đánh giá là an toàn, rất hiếm trường hợp gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm.

Nếu gặp phản ứng phụ thì có thể kể như:
  • Sốt
  • Nổi mẩn đỏ
  • Chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu, nhức đầu
  • Viêm mạch máu, tiêu chảy, buồn nôn
  • Đau khớp, đau cơ
  • Viêm phổi, ho
  • Viêm mũi
  • Viêm võng mạc
Nhìn chung, không phải trẻ nào tiêm phòng sởi cũng sẽ gặp các tác dụng phụ này. Có trẻ bị sốt nhưng cũng có trẻ hoàn toàn khỏe mạnh sau khi tiêm phòng nên cha mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Như vậy, khi trẻ được tiêm phòng sởi về có thể sẽ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao (tùy vào cơ địa của mỗi bé). Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi trong vòng 1 - 2 ngày. Có một số trường hợp trẻ sau khi tiêm vắc xin 10 ngày mới phát sốt và xuất hiện các vết đỏ li ti trên cơ thể, khiến các mẹ lo lắng. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu được các nhà nghiên cứu chứng minh là hoàn toàn bình thường sau khi tiêm vắc xin.

Trẻ đã tiêm phòng sởi, liệu có mắc bệnh không?

tiem-soi-co-sot-khong-voh-2
Tiêm đủ vắc xin sởi để phòng bệnh hiệu quả (Nguồn: Internet)

Theo GS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, không có vắc xin nào có hiệu quả bảo vệ 100%. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80 - 85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90 - 95%. Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.
  2. Trang hellobacsi.com.
Bệnh sởi kiêng gì để rút ngắn thời gian điều trị: Việc kiêng cữ đúng cách khi mắc bệnh sởi sẽ góp phần giúp bệnh nhanh khỏi, đồng thời ngăn chặn những biến chứng xấu có thể xảy ra. Vậy bị sởi cần kiêng gì? 
 
 Bệnh sởi ở người lớn nguy hiểm hơn bạn tưởng: Người lớn thường chủ quan với bệnh sởi, thậm chí nhiều người còn nghĩ rằng mình không bao giờ nhiễm sởi. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo bệnh sởi ở người lớn rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ sơ sinh tốt nhất mà mọi người nên biết

Hướng dẫn dùng chỉ nha khoa đúng cách để bảo vệ răng và nướu

Chế độ dinh dưỡng dành cho người già luôn mạnh khỏe mỗi ngày