Làm thế nào chữa trị bệnh viêm mũi họng mãn tính thường gặp ở trẻ
Viêm mũi họng mạn tính không gây sốt cao cho trẻ nhưng bệnh sẽ tái phát thường xuyên và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị viêm mũi họng mạn tính ở trẻ em?
Câu hỏi thính giả
Chào bác sĩ,Bác sĩ ơi cho em hỏi, bé nhà em hiện vẫn chưa được 3 tuổi nhưng bé lại gặp phải tình trạng sổ mũi, dịch mũi lại còn có màu xanh. Phần dịch mũi 2 bên cánh mũi của bé lúc nào cũng đặc và nằm ngay trong cánh mũi, tình trạng này thường kéo dài cả tháng mới hết. Kèm theo đó, sau khi bé ăn chỉ cần bé ho một vài tiếng là bất cứ thứ gì cũng đều sẽ ói ra. Bác sĩ chỉ giúp em làm thế nào để bé không còn gặp phải tình trạng như thế này nữa. Xin cảm ơn bác sĩ!
Làm thế nào để chữa khỏi tình trạng trẻ bị viêm mũi họng mạn tính? (Nguồn: Internet)
Bác sĩ Đào Thị Yến Phi (Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Trường đại học Phạm Ngọc Thạch) tư vấn:
Chào mẹ, trong trường hợp này những gì mẹ nhìn thấy được là bé đang bị viêm mũi liên tục, dịch mũi của bé ở dạng đặc, màu xanh, lúc nào cũng có đầy 2 bên cánh mũi.Tuy nhiên, đây chỉ là những thứ mẹ có thể nhìn được bằng mắt thường bên ngoài. Còn ở phần bên trong mũi, tức là ở hốc mũi, hốc hầu của bé sẽ còn chứa rất nhiều đờm, dịch tiết, bên trong vùng mũi họng sẽ bị viêm, sưng phù liên tục. Theo thuật ngữ chuyên ngành, tình trạng này được gọi là viêm mũi họng mạn tính.
Việc điều trị viêm mũi họng mạn tính cần phải được thực hiện một cách triệt để, để tránh bệnh có thể tái phát trở lại. Thông thường, việc điều trị sẽ được chia thành 2 loại là điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc.
Điều trị dùng thuốc
Mẹ lưu ý, để biết tình trạng viêm bên trong của bé đã phục hồi như thế nào mẹ sẽ không thể nhìn được bằng mắt thường mà cần phải đi đến bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để được kiểm tra và theo dõi.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bé có thể sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài bởi vì việc bé bị viêm mũi họng quá nhiều lần đã tạo thành ổ vi trùng ngay bên trong mũi bé, mặc dù không gây sốt cho bé nhưng tình trạng viêm mũi sẽ cứ tái phát liên tục.
Lúc đầu, khi tình trạng dịch mũi của con còn đặc thì mẹ có thể rửa mũi cho con 6 – 10 lần/ngày. Tức là, cứ cách 2 tiếng mẹ sẽ rửa mũi cho bé 1 lần, 1 lần rửa khoảng 10ml nước muối sinh lý cho mỗi bên cánh mũi để làm lỏng phần dịch tiết bên trong và để bé có thể nôn ói chất dịch đó ra ngoài.
Nếu trong trường hợp bé đang điều trị kháng sinh thì mẹ vẫn có thể nhỏ nước muối sinh lý cho con, khoảng 6 lần/ngày.
Ngoài ra, chuyện bé thường bị nôn ói sau khi ho thì nguyên nhân chính là do phần mũi của bé bị đầy dịch tiết, phần dịch mũi sẽ chảy xuống họng kích thích vùng họng làm cho bé muốn nôn. Khi bé muốn nôn sẽ làm co thắt ống tiêu hóa, trong đó có dạ dày, khiến bé sẽ ói ra. Việc mẹ thường xuyên rửa mũi cho bé cũng sẽ giúp làm giảm bớt tình trạng muốn nôn ói của con.
Về nguyên tắc khi sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ sẽ không làm ảnh hưởng đến niêm mạc hay vùng mũi của trẻ. Tuy nhiên, mỗi lần nhỏ thường sẽ khiến trẻ khó chịu. Vì vậy, trong trường trẻ bình thường mẹ chỉ nên nhỏ khoảng 1- 2 lần/ ngày, chỉ những trường hợp trẻ bị viêm mũi, cần nhỏ nước muối nhiều thì mẹ mới cần nhỏ nhiều lần cho trẻ.
Bạn có thể nghe lại toàn bộ chia sẻ của bác sĩ Đào Thị Yến Phi tại audio bên dưới:
Điều trị không dùng thuốc
Lúc đầu, khi tình trạng dịch mũi của con còn đặc thì mẹ có thể rửa mũi cho con 6 – 10 lần/ngày. Tức là, cứ cách 2 tiếng mẹ sẽ rửa mũi cho bé 1 lần, 1 lần rửa khoảng 10ml nước muối sinh lý cho mỗi bên cánh mũi để làm lỏng phần dịch tiết bên trong và để bé có thể nôn ói chất dịch đó ra ngoài.
Nếu trong trường hợp bé đang điều trị kháng sinh thì mẹ vẫn có thể nhỏ nước muối sinh lý cho con, khoảng 6 lần/ngày.
Ngoài ra, chuyện bé thường bị nôn ói sau khi ho thì nguyên nhân chính là do phần mũi của bé bị đầy dịch tiết, phần dịch mũi sẽ chảy xuống họng kích thích vùng họng làm cho bé muốn nôn. Khi bé muốn nôn sẽ làm co thắt ống tiêu hóa, trong đó có dạ dày, khiến bé sẽ ói ra. Việc mẹ thường xuyên rửa mũi cho bé cũng sẽ giúp làm giảm bớt tình trạng muốn nôn ói của con.
Lưu ý thêm cho mẹ
Bản thân nước muối sinh lý chính là dạng nước muối 9/1000, với nồng độ tương đương với nồng độ của huyết tương trong máu.Về nguyên tắc khi sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ sẽ không làm ảnh hưởng đến niêm mạc hay vùng mũi của trẻ. Tuy nhiên, mỗi lần nhỏ thường sẽ khiến trẻ khó chịu. Vì vậy, trong trường trẻ bình thường mẹ chỉ nên nhỏ khoảng 1- 2 lần/ ngày, chỉ những trường hợp trẻ bị viêm mũi, cần nhỏ nước muối nhiều thì mẹ mới cần nhỏ nhiều lần cho trẻ.
Bạn có thể nghe lại toàn bộ chia sẻ của bác sĩ Đào Thị Yến Phi tại audio bên dưới:
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi làm sao cho nhanh khỏi? : Không chỉ do thời tiết mà còn có rất nhiều lý do có thể khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Tuy nhiên, thay vì dùng thuốc, cha mẹ có thể áp dụng các cách chữa nghẹt mũi đơn giản cho trẻ sơ sinh tại nhà.
Nguồn: http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/dieu-tri-viem-mui-hong-man-tinh-o-tre-nhu-the-nao-303800.html
Theo VOH Online
Nguồn: http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/dieu-tri-viem-mui-hong-man-tinh-o-tre-nhu-the-nao-303800.html
Theo VOH Online
Nhận xét
Đăng nhận xét