Một số tác dụng của quả khế trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Nếu bạn không thích ăn khế thì có lẽ bạn phải nên cân nhắc lại vì quả khế có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ.

Quả khế có tên khoa học là Carambola hay Star fruit là loại trái cây nhiệt đới, nhiều nước, có vị ngọt hoặc chua. Khế có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi ở Đông Nam Á.

Thành phần dinh dưỡng trong quả khế

Khế là loại trái cây quen thuộc với nhiều người nhưng ít ai biết đến những giá trị dinh dưỡng có trong quả khế.

Theo các nhà nghiên cứu, trong 100g khế sẽ có những thành phần dinh dưỡng sau đây:

Thành phần dinh dưỡngHàm lượng
Nước93.5
Năng lượng16 Kcal
69 KJ
Chất đạm0.6 g
Chất béo0.3 g
Chất đường bột2.8 g
Chất xơ2.6 g
Đường tổng hợp3.98 g
Canxi10 mg
Sắt0.9 mg
Magie10 mg
Kali133 mg
Photpho8 mg
Natri2 mg
Đồng137 µg
Vitamin C30 mg
Vitamin B10.05 mg
Vitamin B20.04 mg
Vitamin PP0.4 mg
Vitamin B50.391 mg
Vitamin E0.15 mg
Beta-carotene25 µg
Alpha-carotene24 µg

Quả khế có tác dụng gì?

Quả khế được không ít người ưa chuộng vì hương vị đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao. Khế chín có màu vàng và được ăn cả vỏ, vị chua hoặc ngọt.

Dưới đây là những tác dụng của khế đối với sức khỏe:

kham-pha-nhung-loi-ich-cua-qua-khe-cho-suc-khoe-voh-1
Quả khế có nhiều công dụng cho sức khỏe (Nguồn: Internet)
  1. Chữa cảm, viêm họng, kháng khuẩn

Từ lâu, quả khế đã được dùng rộng rãi trên thế giới để chữa cháy nắng, chữa ho, sốt, đau họng, bệnh eczema. Lá cây khế cũng được dùng để trị viêm loét dạ dày, viêm da có mủ, ung nhọt, cải thiện các vấn đề tiêu hóa. Hoa khế được dùng để trị ho cho trẻ em rất tốt.

Quả khế có chứa một tác nhân kháng khuẩn có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn như E.coli, Microbial cereus,…
  1. Quả khế tốt cho tim mạch

Khế chứa nhiều vitamin A, B5 giúp quá trình trao đổi chất hoạt động trơn trơn tru và suôn sẻ hơn. Ngoài ra, trong quả khế còn có nguồn vitamin B9 (axit folic) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, làm giảm lượng cholesterol.
  1. Tác dụng giảm cân của quả khế

Trong 100g khế có chứa khoảng 16 calo, 2.6g chất xơ, 30mg vitamin C cùng các chất chống oxy hóa và flavonoids. Do đó, khế là loại quả lý tưởng cho những ai muốn giảm cân mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.
  1. Tác dụng của quả khế với bà bầu

Các mẹ bầu nên ăn khế thường xuyên để giải nhiệt, trị táo bón, đồng thời bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, quả khế còn được khuyên dùng cho các bà mẹ đang cho con bú vì khế giúp kích thích sữa về nhiều hơn.
  1. Tăng sức mạnh của xương và răng

Trong khế tươi có chứa nhiều canxi nên khi uống nước ép hoặc ăn khế tươi sẽ giúp chắc khỏe răng và ngăn ngừa loãng xương.
  1. Tác dụng của quả khế với tóc

Ăn khế cũng rất có lợi trong việc ngăn ngừa rụng tóc, giúp tóc tăng trưởng nhanh do trong khế có chứa hàm lượng vitamin B cao.

Tham khảo một số bài thuốc thường dùng từ quả khế

kham-pha-nhung-loi-ich-cua-qua-khe-cho-suc-khoe-voh-2
Có thể chế biến khế thành nhiều bài thuốc chữa bệnh (Nguồn: Internet)
  • Bài 1: Chữa cảm sốt, nhức đầu, tiểu ít

Lấy 100g khế tươi sao thơm, nấu với 750ml nước. Nấu đến khi nước sắc còn 300ml thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
  • Bài 2 Chữa dị ứng, mẩn ngứa, sưng đau

Lấy 100g lá khế (cả cành non và hoa) nấu với 4 – 5 lít nước. Nấu trong khoảng 15 phút thì tắt bếp, dùng nước này để xông khi nóng và tắm khi nước nguội. Dùng lá đã nấu xát lên vị trí mẩn ngứa.
  • Bài 3: Chữa bệnh chảy máu chân răng, viêm lợi

Dùng 50ml nước ép khế chua pha với 50ml nước ép cam, thêm một chút đường đủ ngọt để uống trong ngày.
  • Bài 4: Chữa ho do lạnh có đờm

Sao 20g hoa khế, sau đó tẩm nước gừng và đem sao tiếp, có thể cho thêm cam thảo nam 12g, tía tô 8 – 10g, kinh giới 8 – 10g. Đem hỗn hợp này nấu với 750ml nước, khi nước sắc còn 300ml thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Những điều cần lưu ý khi ăn khế

  • Trong khế có hàm lượng axit axalic cao nên những người mắc bệnh thận cần tránh ăn nhiều khế.
  • Axit axalic còn cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể nên những người còi xương, có vấn đề về xương khớp, trẻ dưới 5 tuổi nên hạn chế ăn khế.
  • Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn từ 1 – 5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt, mất ngủ,…
Lời khuyên: Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được những lời khuyên tốt nhất. Đặc biệt, khi dùng khế chữa bệnh bạn nên chọn loại khế tươi (không dập úng), không chứa thuốc trừ sâu và luôn rửa thật sạch khi chế biến.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế.
  2. Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.
  3. Trang Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở.
10 công dụng của dầu dừa không thể bỏ qua: Đừng nghĩ dầu dừa chỉ có vài công dụng phổ biến, bạn sẽ phải bất ngờ với những lợi ích mà nó mang đến cho sắc đẹp và sức khỏe của bạn.
 
Những tác dụng của mướp đắng (khổ qua) dành cho sức khỏe: Mướp đắng (khổ qua) là món ăn quen thuộc với nhiều người bởi nó không chỉ có hương vị hấp dẫn mà còn mang đến cho cơ thể con người rất nhiều lợi ích về sức khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ sơ sinh tốt nhất mà mọi người nên biết

Hướng dẫn dùng chỉ nha khoa đúng cách để bảo vệ răng và nướu

Chế độ dinh dưỡng dành cho người già luôn mạnh khỏe mỗi ngày