Bất ngờ với công dụng của atiso mang lại cho sức khỏe khi sử dụng đúng cách

Atiso là thực phẩm được rất nhiều người sử dụng vì không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe, bởi có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch cũng như cung cấp nguồn vitamin phong phú cho cơ thể.

Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus, là loại cây gai lâu năm có nguồn gốc ở miền Nam châu Âu và được sử dụng như một loại thảo dược quý. Vào khoảng đầu thế kỷ 20, atiso du nhập vào Việt Nam, được trồng nhiều ở Sapa, Tam Đảo và nhiều nhất ở Đà Lạt.

Atiso được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như dùng tươi, dùng khô, nấu chín, dùng làm chế phẩm… Cây atiso còn non có thể nấu ăn được, nhưng bộ phận thường được dùng nhiều nhất chính là hoa atiso (gồm đế hoa, mang hoa, các lông tơ).

Thành phần dinh dưỡng trong atiso

Thành phần dinh dưỡng được nghiên cứu trong 100gr atiso (phần ăn được)
Thành phần dinh dưỡngHàm lượng
Nước84.8 g
Protein4.2 g
Chất béo0.2 g
Carbohydrate (đạm)11.3 g
Chất xơ10.3 g
Canxi21 mg
Natri296 mg
Photpho73 mg
Kali286 mg
Kẽm0.27 mg
Vitamin A464 μg
Vitamin B10.05 mg
Vitamin B60.08 mg
Vitamin C7.4 mg
Vitamin E0.19 mg
Vitamin K15 μg
 

Tác dụng của atiso đối với sức khỏe

Trong các nghiên cứu y học hiện đại, atiso có rất nhiều công dụng tốt về mặt y học và gần như không có tác dụng phụ, thường được dùng để kích thích sự tiết dịch của gan mật, chống sỏi mật, ngộ độc gan.

Không chỉ được biết đến với những tác dụng tốt cho gan, mật, công dụng atiso còn được biết đến trong việc phòng chống xơ vữa động mạch và chống tăng mỡ trong máu hoặc trị chứng khó tiêu.

Ngoài ra, atiso cũng có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, giúp tăng sự thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện các vấn đề ở dạ dày. Các thành phần trong atiso còn là chất chống oxy hóa vô cùng tốt.

tac-dung-cua-atiso-doi-voi-suc-khoe-tot-nhu-the-nao-VOH
Atiso được chia thành 2 loại là atiso xanh và atiso đỏ (Nguồn: Internet)

Hoa atiso có tác dụng gì ?

Hoa atiso được chia thành 2 loại là atiso xanh và atiso đỏ (hay còn gọi là hoa bụp giấm)
  • Hoa atiso xanh tên khoa học là Cynara Scolymus, thuộc họ nhà cúc. Bông mọc ra có lông tơ mềm bao phủ, thân cây cao từ 1 – 2m. Tác dụng của hoa atiso xanh đối với sức khỏe là: kích thích điều tiết và lưu thông máu, giải độc gan, giảm buồn nôn, chống oxy hóa…
  • Hoa atiso đỏ (hoa bụp giấm) có tên khoa học là Hibiscus Sabdariffa, thuộc họ nhà cẩm quỳ. Thân cây cao từ 1.5 – 2m, hoa có màu đỏ. Tác dụng của hoa atiso đỏ là giúp ngăn ngừa ho, viêm họng, cảm cúm, lợi tiểu, hạ huyết áp, chống nấm và bệnh ngoài da, điều hòa cholesterol trong máu...
Lưu ý: Hoa atiso đỏ không có chung họ hàng với atiso xanh họ cúc.

Trà atiso có tác dụng gì?

Trong tất cả các loại trà thảo mộc, trà atiso là loại trà được rất nhiều người ưa chuộng. Bộ phận dùng làm trà thường là rễ, thân, lá và hoa. Trà atiso có vị hơi đắng nhẹ, nếu uống quen trà atioso bạn sẽ cảm thấy trà atiso có vị thanh, hậu ngọt, mát.
tac-dung-cua-atiso-doi-voi-suc-khoe-tot-nhu-the-nao-1-VOH
Trà atiso có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là gan mật (Nguồn: Internet)

Theo các nghiên cứu Đông y, tác dụng của trà atiso là giúp hỗ trợ, điều trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh như: bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và xơ vữa động mạch. Đồng thời giúp bổ sung vitamin C, kali, magie… để hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.

Tác dụng phụ khi dùng nhiều trà atiso

Atiso sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được dùng đúng liều lượng. Còn nếu lạm dụng atiso, một ngày uống hơn 2 lít nước trà atiso sẽ gây ra những tác động không tốt cho cơ thể như:
  1. Gây trướng bụng: Uống nhiều trà atiso có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn đường tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi, trướng bụng.
  2. Gây suy thận, hại gan: Lạm dụng trà atiso có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải, tăng đào thải hoạt chất… lâu ngày sẽ có hại cho thận. Đặc biệt, việc uống nhiều trà atiso sẽ làm nhuận gan quá mức dẫn đến mất cân bằng, dẫn đến teo gan.
  3. Gây chán ăn: Trong trà atiso có chứa nhiều sắt hơn các khoáng chất khác, do đó, nếu uống nhiều có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn…
Do đó, theo Đông y chỉ nên dùng 10 – 20gr trà atiso sắc với nước nếu dùng tươi, 5 - 10gr nếu dùng khô và chỉ nên uống liên tục trong 10 ngày rồi ngưng một thời gian trước khi uống tiếp đợt khác.

Như vậy, ngoài công dụng giúp cân bằng sức khỏe, bổ thận, mát gan của atiso thì mọi người cũng nên lưu ý một vài vấn đề khi sử dụng atiso để có thể nâng cao sức khỏe ngày một tốt hơn.

 Tài liệu tham khảo

  1. Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.
  2. Trang hellobacsi.com
  3. Sách Cây rau làm thuốc của TS Võ Văn Chi - NXB Đồng Tháp
  4. Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở.
Hạnh nhân: Lợi ích tuyệt vời ít người biết khi ăn mỗi ngày : Ăn hạnh nhân mỗi ngày có thể giúp giảm cân, phát triển trí não, tốt cho tim mạch, cải thiện da, răng và tóc cũng sẽ khỏe hơn…
 
Vô vàn công dụng tuyệt vời của dưa lưới không phải ai cũng biết : Nhờ có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào nên dưa lưới được xem như thần dược trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ sơ sinh tốt nhất mà mọi người nên biết

Hướng dẫn dùng chỉ nha khoa đúng cách để bảo vệ răng và nướu

Chế độ dinh dưỡng dành cho người già luôn mạnh khỏe mỗi ngày