6 tác dụng hữu ích khi sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh

Làn da trẻ em thường rất nhạy cảm, do đó, việc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào lên da bé cũng cần phải thận trọng, đảm bảo an toàn và với việc sử dụng dầu tràm cho bé cũng không ngoại lệ.

Từ lâu, dầu tràm đã được sử dụng như một liệu pháp thiên nhiên điều trị các vấn đề về da. Chính sự dịu nhẹ và rất lành tính nên loại dầu này được cũng sử dụng trên làn da của trẻ.

Dầu tràm cho bé là gì ?

Tinh dầu tràm (dầu tràm gió) là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá, thân, cành cây của cây tràm lá dài, tên khoa học là Melaleuca leucadendra, với  thành phần chính gồm: Eucalyptol Cineol (Eucalyptol), αTerminal, limonene.

Loại tinh dầu này có mùi hương dễ chịu, do có chứa chất khử trùng kháng khuẩn tự nhiên, nên có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Nếu được chưng cất đúng chuẩn, bảo đảm là tinh dầu nguyên chất thì dầu tràm sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé sau khi sinh.

Dầu tràm cho trẻ sơ sinh có những tác dụng gì ?

Nói đến những công dụng của dầu tràm với trẻ nhỏ thì thường gặp nhất là dùng để chữa chứng đầy bụng, trị vết côn trùng cắn, massage, sát khuẩn, trị ho…
Dưới đây là 6 tác dụng của tinh dầu tràm cho bé:
  1. Tác dụng kháng khuẩn
Tinh dầu tràm có đặc tính kháng khuẩn nên có khả năng loại trừ các vi trùng có hại, ngăn ngừa các vi trùng gây bệnh nguy hiểm như nhiễm tụ cầu.
  1. Chữa đầy hơi, khó tiêu
Thành phần trong dầu tràm có chứa Cineole, tác dụng làm nóng và kích thích giảm đau dưới da. Do đó, trong trường hợp bé bị đầy bụng, khó tiêu, chỉ cần cho một vài giọt dầu tràm vào lòng bàn tay, xoa hai tay vào nhau để làm ấm, rồi thoa lên vùng bụng của bé, massage nhẹ nhàng sẽ giúp làm ấm vùng bụng, kích thích tuần hoàn, từ đó làm giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.
  1. Giảm ngứa, sưng đau do côn trùng cắn
cach-dung-tinh-dau-tram-cho-be-an-toan-me-can-nho-VOH
Tinh dầu tràm có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng, ngứa do côn trùng cắn (Nguồn: Internet)

Thành phần Eucalyptol có trong dầu tràm giúp giảm đau, sát khuẩn. Để giảm các triệu chứng ngứa, sưng đau do muỗi, côn trùng gây ra cho bé, các mẹ chỉ cần thoa một ít tinh dầu tràm lên vết côn trùng cắn. Lưu ý: không dùng tinh dầu tràm cho vết thương hở.
  1. Tác dụng trị ho
Sử dụng tinh dầu tràm cho bé trong các trường hợp trẻ bị cảm lạnh, ho, ngạt mũi, viêm phế quản hay các vấn đề sức khỏe khác để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Mẹ có thể thoa một vài giọt dầu tràm lên ngực bé, lên gối của bé hoặc dùng để massage lòng bàn chân của bé để giúp giữ ấm cơ thể khi bị cảm lạnh.
  1. Lưu thông tuần hoàn máu
Một trong những công dụng của dầu tràm cho bé chính là có thể kích thích sự tuần hoàn máu, tiết hormone và tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng. Do dầu tràm không gây cảm giác nóng nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng massage cho bé với liều lượng vừa phải mà không sợ da bé bị kích ứng gây bỏng rát.
  1. Tác dụng giảm đau
Ở những trẻ lớn hơn, khi gặp các vấn đề về bong gân, đau cơ bắp hay bị đau nhức cũng đều có thể thoa một dầu tràm lên vùng vết thương để giảm đau. Khi trẻ bị đau bụng do co thắt dạ dày mẹ có thể cho vài giọt dầu tràm vào ly nước nóng và cho bé xông.

Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng dầu tràm cho bé

Tuy có rất nhiều công dụng tốt thế những sử dụng dầu tràm cho bé an toàn, đúng chuẩn khoa học, các mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Liều lượng sử dụng

  • Pha dầu tràm tắm cho bé: 5 giọt/lần
  • Dầu tràm nhỏ vào nước nóng để xông hơi: 3 - 4 giọt/lần
  • Dùng dầu tràm thoa lòng bàn chân: 1 giọt/lần
cach-dung-tinh-dau-tram-cho-be-an-toan-me-can-nho-1-VOH
Sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ em cần đảm bảo đúng liều lượng (Nguồn: Internet)
  • Dùng dầu tràm massage: 1 giọt/lần
  • Thoa vết muỗi đốt hay côn trùng cắn: 1 giọt/lần

Tránh vùng da nhạy cảm

Khi dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ không nên thoa trực tiếp lên những vùng da nhạy cảm như: da mặt, da cổ, da đầu, vùng da gần bộ phận sinh dục… vì có thể gây khó chịu cho bé.

Chỉ sử dụng khi cần thiết

Các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên các mẹ chỉ nên dùng dầu tràm cho bé trong những trường hợp bé bị cảm lạnh, bị ho hoặc bị côn trùng cắn. Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh thì không nên lạm dụng dầu tràm quá nhiều.

Tránh xa tầm tay trẻ em

Mẹ cần bảo quản tinh dầu tràm cẩn thận sau khi đã sử dụng xong. Nếu vô tình bé cầm chơi và nuốt phải có thể gặp các phản ứng phụ như tiêu chảy, đau bụng, nôn… Trong trường hợp nghiêm trọng, bé bị phản ứng quá mức với dầu tràm sẽ gây ra động kinh.

Lưu ý: Tinh dầu tràm gió khác với tinh dầu tràm trà . Tuy đều thuộc chi tràm (Melaleuca) nhưng công dụng từ tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà có nhiều điểm khác biệt.

Trên đây là những chia sẻ về các công dụng của dầu tràm cho bé cũng nhưng những vấn đề mà mẹ cần lưu ý khi sử dụng. Hi vọng qua những thông tin trên, các mẹ sẽ hiểu hơn về công dụng của dầu tràm để có thể sử dụng đúng lúc, đúng cách và an toàn.

Tài liệu tham khảo

  1. Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.
  2. Trang hellobacsi.com
Hiểu đúng về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em : Viêm da cơ địa là căn bệnh khá phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp nhiều nhất là ở trẻ em.
Cách giải quyết các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh : Làm mẹ là một điều tuyệt vời, tuy nhiên để có thể chăm sóc bé phát triển toàn diện thì mẹ cần phải học rất nhiều kỹ năng, trong đó phải biết cách xử lý các vấn đề ở trẻ. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ sơ sinh tốt nhất mà mọi người nên biết

Hướng dẫn dùng chỉ nha khoa đúng cách để bảo vệ răng và nướu

Chế độ dinh dưỡng dành cho người già luôn mạnh khỏe mỗi ngày