Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em nguy hiểm như thế nào ?
Viêm ruột thừa ở trẻ em là một trong các bệnh lý đứng đầu về ngoại khoa về tỉ lệ phải mổ và có thể gây nguy hiểm đến trẻ, đặc biệt là trẻ từ 0 – 5 tuổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Viêm ruột thừa ở trẻ em một bệnh lý ngoại khoa chiếm hàng đầu về tỉ lệ bệnh nhân bắt buộc phải mổ. Vậy nhận biết căn bệnh này bằng cách nào cũng như những biến chứng mà bé có thể gặp phải nếu không được điều trị ngay sẽ được Bác sĩ Vũ Tuấn Ngọc – Khoa Nhi, Bệnh viện Quốc Tế Hạnh Phúc chia sẻ trong bài viết sau đây.
Theo chia sẻ từ bác sĩ Vũ Tuấn Ngọc, ruột thừa là một cơ quan bên trong cơ thể, có chức năng tạo ra các kháng thể để trẻ em trong giai đoạn còn nhỏ có thể chống lại những tác nhân từ môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, khi đứa bé lớn lên một chút thì ruột thừa không còn là cơ quan tạo ra bất kỳ một loại kháng thể nào nữa.
Nhiều người cho rằng, vì ruột thừa không có chức năng gì đối với cơ thể nên có thể cắt bỏ đi. Nhưng bác sĩ Ngọc cho biết, các nghiên cứu mới đây đã phát hiện ruột thừa vẫn chứa chức năng gián tiếp cho cơ thể bằng cách làm chiếc cầu nối giữa cơ quan này với cơ quan khác.
Do đó, hiện nay các bác sĩ đã không còn cho phép người bệnh thực hiện việc cắt bỏ ruột thừa của mình nếu như nó không hề gây ra một vấn đề nào. Chỉ trừ trường hợp ruột thừa bị viêm thì bác sĩ mới tiến hành cắt ruột thừa.
Trẻ từ 0 - 5 tuổi thường không diễn tả được các dấu hiệu khi bị viêm ruột thừa (Nguồn: Internet)
Theo bác sĩ Ngọc, nhận biết bệnh viêm ruột thừa giai đoạn sớm là cực kì quan trong và những dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em chính là:
Viêm ruột thừa có thể diễn tiến nặng hơn nếu không được phát hiện và điều trị sớm (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị viêm ruột thừa chậm trễ, tình trạng viêm ruột thừa bị bể ra thì khả năng trẻ phải ở lại nằm viện ít nhất phải trên 1 tuần, từ đó gây tốn kém chi phí gia đình.
Nhiều trường hợp các bậc cha mẹ khi bé bị đau bụng liền mua thuốc giảm đau cho bé uống, điều này vô tình làm lấp đi các triệu chứng viêm ruột thừa khiến cho các bác sĩ không thể thăm khám chính xác tình trạng bệnh của trẻ.
Chính vì thế, bác sĩ Ngọc nhấn mạnh khi cha mẹ thấy bé bị đau bụng thì tốt nhất đừng cho bé uống gì cả mà nên nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám trước. Nếu bé không phải bị viêm ruột thừa thì sau đó cha mẹ có thể cho bé uống thuốc giảm đau.
Trên đây là những chia sẻ của Bác sĩ Vũ Tuấn Ngọc về bệnh viêm ruột thừa và đối với trẻ em vấn đề chẩn đoán sớm, điều trị nhanh căn bệnh này chính là vấn đề tiên quyết hàng đầu mà bất cứ cha mẹ nào cũng cần phải lưu tâm.
Để nghe lại toàn bộ cuộc trò chuyện cùng bác sĩ, bạn có thể nghe tại audio bên dưới:
Theo chia sẻ từ bác sĩ Vũ Tuấn Ngọc, ruột thừa là một cơ quan bên trong cơ thể, có chức năng tạo ra các kháng thể để trẻ em trong giai đoạn còn nhỏ có thể chống lại những tác nhân từ môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, khi đứa bé lớn lên một chút thì ruột thừa không còn là cơ quan tạo ra bất kỳ một loại kháng thể nào nữa.
Nhiều người cho rằng, vì ruột thừa không có chức năng gì đối với cơ thể nên có thể cắt bỏ đi. Nhưng bác sĩ Ngọc cho biết, các nghiên cứu mới đây đã phát hiện ruột thừa vẫn chứa chức năng gián tiếp cho cơ thể bằng cách làm chiếc cầu nối giữa cơ quan này với cơ quan khác.
Do đó, hiện nay các bác sĩ đã không còn cho phép người bệnh thực hiện việc cắt bỏ ruột thừa của mình nếu như nó không hề gây ra một vấn đề nào. Chỉ trừ trường hợp ruột thừa bị viêm thì bác sĩ mới tiến hành cắt ruột thừa.
Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em là gì ?
Viêm ruột thừa ở trẻ em là tình trạng ruột thừa bị viêm, sưng, nhiễm trùng. Đây là căn bệnh khá phổ biến với nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do áp lực ở lồng ruột thừa tăng lên khiến cho vùng niêm mạc bên trong lồng ruột thừa bị xung huyết, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn cư trú tại đây có cơ hội phát triển và gây viêm.Triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em
Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em hiện được chia thành 3 nhóm tuổi khác nhau:- Nhóm 1 (Từ 0 – 5 tuổi)
Trẻ từ 0 - 5 tuổi thường không diễn tả được các dấu hiệu khi bị viêm ruột thừa (Nguồn: Internet)
- Nhóm 2 (Từ 5 – 11 tuổi)
- Nhóm 3 (Từ 11 – 15 tuổi)
Theo bác sĩ Ngọc, nhận biết bệnh viêm ruột thừa giai đoạn sớm là cực kì quan trong và những dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em chính là:
- Đau bụng âm ỉ (100% các trường hợp bị viêm ruột thừa đều sẽ bị đau bụng). Đầu tiên tình trạng đau bụng sẽ diễn ra ở vùng thượng vị, sau đó di chuyển xuống hố chậu phải với mức độ đau càng lúc càng tăng.
- Chán ăn là một triệu chứng rất rõ ràng và thường gặp khi trẻ bị viêm ruột thừa.
- Ngoài ra, một số triệu chứng khi viêm ruột thừa giai đoạn nặng là bé bị sốt cao, bụng chướng, bé bị tiêu chảy, nôn ói liên tục…
Những biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm ruột thừa
Bác sĩ Vũ Tuấn Ngọc cho biết, thời gian trẻ bắt đầu bị viêm ruột thừa cho đến xảy ra biến chứng chỉ kéo dài từ 24 – 48 tiếng. Nếu cha mẹ có thể phát hiện và xử lý kịp thời trong khoảng thời gian này thì việc điều trị diễn ra rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu để kéo dài quá lâu, hơn 48 tiếng thì có thể xuất hiện nhiều biến chứng như:- Bể ruột thừa khiến cho các dịch tiêu hóa tại ruột thừa tràn ra ổ bụng và gây viêm toàn bộ ổ bụng.
- Ruột thừa rỉ dịch lâu ngày tạo thành khối mủ tại khu vực này, khiến cho các loại vi khuẩn tăng sinh nhanh chóng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết ở trẻ.
Viêm ruột thừa có thể diễn tiến nặng hơn nếu không được phát hiện và điều trị sớm (Nguồn: Internet)
Lời khuyên bác sĩ
Bác sĩ Vũ Tuấn Ngọc cho rằng, việc phát hiện và chẩn đoán sớm tình trạng viêm ruột thừa ở trẻ em là cực kỳ quan trọng. Nếu tình trạng viêm ruột thừa ở trẻ em được phát hiện và giải quyết sớm thì sức khỏe bé sẽ được phục hồi rất tốt, chỉ sau 1 – 2 ngày thì bé có thể trở về nhà.Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị viêm ruột thừa chậm trễ, tình trạng viêm ruột thừa bị bể ra thì khả năng trẻ phải ở lại nằm viện ít nhất phải trên 1 tuần, từ đó gây tốn kém chi phí gia đình.
Nhiều trường hợp các bậc cha mẹ khi bé bị đau bụng liền mua thuốc giảm đau cho bé uống, điều này vô tình làm lấp đi các triệu chứng viêm ruột thừa khiến cho các bác sĩ không thể thăm khám chính xác tình trạng bệnh của trẻ.
Chính vì thế, bác sĩ Ngọc nhấn mạnh khi cha mẹ thấy bé bị đau bụng thì tốt nhất đừng cho bé uống gì cả mà nên nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám trước. Nếu bé không phải bị viêm ruột thừa thì sau đó cha mẹ có thể cho bé uống thuốc giảm đau.
Trên đây là những chia sẻ của Bác sĩ Vũ Tuấn Ngọc về bệnh viêm ruột thừa và đối với trẻ em vấn đề chẩn đoán sớm, điều trị nhanh căn bệnh này chính là vấn đề tiên quyết hàng đầu mà bất cứ cha mẹ nào cũng cần phải lưu tâm.
Để nghe lại toàn bộ cuộc trò chuyện cùng bác sĩ, bạn có thể nghe tại audio bên dưới:
Bệnh còi xương là gì? Phân biệt bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ : Còi xương và suy dinh dưỡng là 2 bệnh lý khác nhau, tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn 2 căn bệnh này chỉ là một. Vậy làm thế nào để mẹ có thể phát hiện bé đang bị còi xương?
Mẹ nên biết về bệnh cúm ở trẻ và những biến chứng không mong muốn : Cúm là một bệnh lý nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus gây ra. Virus cúm có thể phát triển thành chủng cúm A H5N1, H1N1… trở thành dịch bệnh gây hại cho sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là trẻ em.
Nguồn: http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/nhan-dien-trieu-chung-viem-ruot-thua-o-tre-em-de-dieu-tri-nhanh-293702.html
Theo VOH Online
Nguồn: http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/nhan-dien-trieu-chung-viem-ruot-thua-o-tre-em-de-dieu-tri-nhanh-293702.html
Theo VOH Online
Nhận xét
Đăng nhận xét